(Dogo24h.com.vn) - Gạt mưa ô tô (hay còn gọi là bộ gạt nước mưa ô tô) là một thiết bị trên xe hơi được sử dụng để làm sạch kính trước và sau khi trời mưa. Đây là một bộ phận quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe trong nhứng điều kiện thời tiết bất thường như mưa, gió, bụi bẩn.
Gạt Mưa Ô Tô (Wiper)
Gạt mưa ô tô là một bộ phận quan trọng giúp làm sạch kính chắn gió của xe ô tô, đảm bảo tầm nhìn của người lái trong điều kiện mưa hoặc bẩn. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về gạt mưa ô tô:
Cấu Tạo và Chức Năng:
Cấu tạo gạt mưa ô tô gồm có các bộ phận sau: Cánh gạt mưa, Tay gạt mưa và Động cơ gạt mưa.
Cấu tạo của gạt mưa ô tô
Lưỡi gạt mưa: Phần này thường làm bằng cao su, giúp lau sạch nước và bụi bẩn trên kính.
Lưỡi gạt mưa ô tô thường được làm bằng cao su hoặc silicon
Tay gạt mưa: Bộ phận này thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa, kết nối với cánh gạt mưa, giúp điều khiển chuyển động cánh gạt.
Động cơ gạt mưa: Cung cấp lực để tay gạt mưa chuyển động qua lại.
Bộ điều khiển: Cho phép người lái điều chỉnh tốc độ và chế độ gạt mưa (thường có chế độ liên tục và ngắt quãng).
Các Lưu Ý Khi Sử Dụng:
Thay thế định kỳ: Cao su trên cánh gạt mưa có thể bị mòn hoặc cứng sau một thời gian sử dụng, thường khoảng 6-12 tháng.
Kiểm tra và làm sạch: Thường xuyên kiểm tra và làm sạch cánh gạt mưa để đảm bảo hiệu quả lau kính.
Không sử dụng khi kính khô: Điều này có thể làm mòn cao su và gây xước kính.
Các dấu hiệu cho thấy gạt mưa đã xuống cấp cần bảo trì.
1. Gạt bị nhòe, tạo vết mờ khi sử dụng.
Bộ phận lưỡi gạt của cần gạt mưa ô tô thông thường sẽ được bọc bằng một lớp cao su và là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt kính.
Gạt bị nhòe, tạo vết mờ khi sử dụng
Khi xuống cấp phần cao su của cánh gạt sẽ tự động bong ra. Bên cạnh đó, cần gạt còn bị bao phủ nhiều lớp bụi bẩn, khi gạt mưa có thể làm trầy bề mặt kính hoặc gây ố kính, gây ảnh hưởng đến tầm quan sát của tài xế.
2. Gạt không sạch hết nước.
Khi thấy gạt không sạch hết nước, bạn cần kiểm tra cần gạt có đang hoạt động ổn định hay không. Nếu cần gạt bị lỏng lẻo, cách xa so với phần kính thì rất có thể dẫn đến tình trạng gạt không sạch hết nước. Ngoài ra còn khả năng khác là phần lưỡi gạt bọc cao su bị nứt hoặc hoá cứng cũng có thể dẫn đến tình trạng gạt không hết nước.
Gạt không sạch hết nước
3. Cần gạt mưa phát ra tiếng động.
Cần gạt mưa khi sử dụng lâu ngày sẽ dẫn đến bị bào mòn theo thời gian, phần kim loại bên trong cần gạt được bọc lại có thể bị bong ra và ma sát với bề mặt kính chắn gió, từ đó sẽ tạo ra tiếng kêu. Đây là dấu hiệu để biết được cần gạt gặp vấn đề, bạn nên kiểm tra và thay cần gạt nếu thấy cần thiết.
Cần gạt mưa phát ra tiếng động, có thể phần kim loại bên trong cần gạt bị bong ra, hao mòn theo thời gian, ma sát với bề mặt kính chắn gió.
4. Lưỡi gạt bị hoen rỉ, cứng.
Nếu phần lưỡi gạt bị bong lớp hoen rỉ sẽ dẫn đến nguy cơ cọ sát vào lớp kính của xe làm nguy hại đến kính xe. Trường hợp lưỡi gạt bị cứng sẽ dẫn đến tình trạng gạt không đều giữa 2 bên, điều này khiến 2 cần gạt chuyển động không nhịp nhàng có thể nảy lên và rung mất cân bằng khi hoạt động. Nếu lưỡi gạt có những dấu hiệu trên thì bạn nên thay lưỡi gạt ngay.
Các loại lưỡi gạt mưa phổ biến trên thị trường.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, giúp bạn hiểu thêm về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của gạt mưa ô tô, từ đó nhận biết được các dấu hiệu cho thấy gạt mưa đã xuống cấp, cần được bảo trì hoặc thay mới hay chưa. Giúp bạn lái xe an toàn trên mọi hành trình.