Gỗ công nghiệp HDF được tạo ra nhờ vào công nghiệp xử lý tận chế cây gỗ tự nhiên, sản xuất gỗ công nghiệptừ nguyên liệu gỗ tận dụng bìa, cạnh, mạt cưa, cành ngọn của cây tự nhiên hay gỗ rừng trồng, công nghệ xử lý gỗ này qua hóa phẩm và keo để tạo ra tấm ván theo nhiều qui cách. Tùy vào ứng dụng mà công nghiệp trộn lẫn thêm hóa phẩm và keo khác nhau. Gỗ công nghiệp có loại bình thường, loại chống ẩm, loại chống nước, và gỗ công nghiệp ngoài trời.
Gỗ công nghiệp HDF tốt (bền và đẹp) phụ thuộc vào kỹ nghệ sản xuất, nguồn nguyên liệu và nhân lực
Gỗ HDF được tạo theo quy trình như sau: nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối: Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C.
Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn, Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Các tấm ván HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt, lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.