Đăng nhập
Đăng ký
GIỎ HÀNG CỦA BẠN
Có: 0 sản phẩm
Tổng giá trị: VNĐ
Cách Trồng Và Kỹ Thuật Chăm Sóc Lạc
Cách Trồng Và Kỹ Thuật Chăm Sóc Lạc
(Dogo24h.com.vn) - Là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, cây nguyên liệu quan trọng của công nghiệp chế biến.

 Lạc là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới nên có thể trồng trong phạm vi điều kiện sinh thái khá rộng. Cây lạc phát triển thuận lợi trong khoảng nhiệt độ từ 24-330C. Lạc là cây trồng chịu hạn song chỉ có khả năng chịu hạn ở một giai đoạn nhất định, nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, đặc biệt ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực

 Cây lạc có thời gian sinh trưởng khoảng 100-130 ngày. Củ lạc là quả của cây lạc được bắt đầu từ việc ra hoa, thụ phấn thụ tinh trên mặt đất thành tia quả rồi nhanh chóng đâm xuống đất ở độ sâu 3-7 cm và phình ra theo chiều ngang mà thành củ. Trong kỹ thuật trồng lạc phải tạo điều kiện cho lạc ra hoa tập trung (thời kỳ ra hoa rộ chỉ khoảng 10-15 ngày) và tạo điều kiện thuận lợi để tia quả phát triển.

 

1.Chọn đất trồng lạc

 

Rễ của cây lạc phát triển mạnh cả về chiều sâu, chiều ngang, tia quả đâm xuống đất dễ dàng, do đó đất phù hợp để trồng lạc là các vùng đất cát pha, đất tơi xốp, đất thịt nhẹ hoặc có khả năng thoát nước, đất ở những ven sông, ven biển là phù hợp nhất.

 

2.Giống lạc

 

 

 

Chúng ta có thể lựa chọn một số giống lạc để trồng cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn và khả năng kháng chịu sâu bệnh tốt, hạt lạc không quá non hoặc không quá già, mập mạp...

 

3.Cách gieo hạt

 Khi chồng lạc chúng ta cần đảm bảo mật độ trung bình từ 33 -35 cây/ mét vuông, mỗi hàng cách nhau từ 25-28cm, nếu gieo mỗi hạt một hốc thì khoảng cách các cây với nhau cần đảm bảo từ 10 -12cm, nếu gieo 2 hạt một hộc cần đảm bảo khoảng cách giữa các cây là 18-20cm.

Chúng ta cần cày bừa kỹ và nhặt cỏ dại trước khi lên luống, rạch hàng lên luống rộng 75 – 80 cm (cả rãnh), luống cao 20 – 25 cm, đảm bảo mặt luống rộng 45 – 50 cm, gieo 2 hàng dọc theo chiều dài luống

 

 

Có thể giao hạt lạc trực tiếp xuống đất khô mà không cần xử lý. Với đất ẩm hoặc vào vụ xuân khi tiết trời giá rét, có thể thực hiện kích thích và ngâm trong nước ấm 40 -45 độ khoảng 10-12 tiếng rồi ủ nứt mầm và đem gieo luôn.

 

4. Chăm sóc cây lạc

Cách xới đất cho cây lạc

 

 

Xới đất lần 1 được thực hiện sau khi cây mọc 10 -12 ngày ở thời điểm cây có 2-3 lá thật.

 Xới đất làm cỏ lần 2: trước khi cây ra hoa, cây đã có từ 6-7 lá thật. Kết hợp bón thúc phân đạm và kali lần 2 đồng thời xới sâu xuống 5-6cm vừa để trộn đều phân, vừa làm tơi xốp đất. Lưu ý không vun gốc khi xới lần 2.

 Xới cỏ lần 3 kết hợp vun gốc sau khi cây ra hoa từ 7-10 ngày.

 

Cách bón phân cho cây lạc

Bón lót toàn bộ lượng phân hữu cơ hoặc phân vi sinh, lân trước khi bừa đất lần cuối. Nếu có che phủ luống bằng nilon cần trộn đều đạm với kali để bón trước khi lên luống và rạch hàng. Nếu không che phủ nilon: bón một nửa lượng đạm và kali trước khi lên luống; bón thúc nốt lượng đạm và kali còn lại vào thời điểm xới đất trước khi ra hoa.

Mỗi hecta trồng lạc cần bón từ 10 -15kg phân chuồng đã ủ hoai mục. Nếu không có phân chuồng để bón có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh bón từ 1,5-2 tấn/ha hoặc 80-100kg đạm kết hợp 120-150kg kali clorua 60%K2O và 500-700 kg supe lân 18% P2O5. Nếu đất phì nhiêu thì sử dụng lượng phân bón thấp nhất, đất xấu sử dụng tối đa lượng phân bón khuyến cáo.

 

Tưới nước cho cây lạc

Cách làm hạt giống nảy mầm nhanh nhất và đều nhất chính là tưới đủ nước để giữ cho đất ẩm vào thời điểm gieo hạt. Cần căn cứ vào độ ẩm của đất để điều tiết lượng nước tưới sao cho phù hợp. Cần giữ đất có độ ẩm 60-65% sau 20 ngày đầu tiên kể từ lúc hạt lạc mọc mầm, giúp bộ rễ của chúng phát triển tốt hơn. Từ 20-30 ngày sau mọc, giữ đất ẩm 70-75%. Đặc biệt tại 2 giai đoạn ra hoa (cây có 6-7 lá) và tạo quả (sau hoa rộ 30 ngày) cần cung cấp đủ nước cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

 

5. Phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây lạc

Các loại sâu có thể gây hại cho cây lạc gồm: Sâu xám, Sâu xanh da láng, Sâu khoang.

 

Sâu xám

 

 

Loại sâu này phát triển mạnh ở thời tiết ẩm cao, lạnh, xuất hiện ở giai đoạn cây con và gây hại nặng nhất ở vùng đất thịt nhẹ, đất cát.

Các biện pháp phòng trừ:

Vệ sinh đồng ruộng kĩ, đảm bảo tiêu diệt trứng và nhộng.

Bắt sâu thủ công vào sáng sớm hoặc chiều tối.

 

Sâu xanh da láng

 

 

Loại sâu này thường gây hại mạnh vào mùa khô, tháng ít mưa hoặc ruộng thiếu nước. Chúng cắn thủng lá khiến lá bị héo rũ.

Biện pháp phòng trừ: Sâu thường bị tiêu diệt bởi các loài thiên địch của sâu hại như ong, ruồi ký sinh. Do vậy, bà con hạn chế dùng thuốc trừ sâu hóa học để các loài thiên địch phát triển và tiêu diệt sâu xanh da láng.

 

Sâu khoang

 

 

Chúng thường phát triển mạnh với số lượng lớn, ăn lá cây, làm cây xơ xác, thậm chí gặm vỏ quả và hoạt động mạnh vào sáng sớm, ban đêm.

Biện pháp phòng trừ: Bảo tồn loài thiên địch để tiêu diệt sâu khoang tự nhiên, dùng bả bẫy chua ngọt để bắt bướm.

 

Cần lưu ý khi sử dụng thuốc hóa học khi tiêu diệt các loại sâu trên

Nếu mật độ sâu hại cao buộc chúng ta phải sử dụng thuốc trừ sâu, cách này chung ta nên hỏi ý kiến của các chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm trong viêc sử dụng thuốc để tránh lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường cũng như năng xuất của cây trồng

 

- Bệnh hại cây lạc

Các loại bênh phổ biến trên cây lạc gồm: Bệnh héo cây con, Bệnh hại lá, Bệnh héo xanh vi khuẩn, Bệnh mốc vàng.

 

Bệnh héo cây con

Triệu chứng: cây lạc bị thối đen ở cổ rễ, thối trắng ở thân khiến cây con chết rạp. Bệnh thường bùng phát mạnh trong khoảng từ 5-10 ngày sau khi gieo.

Trộn Trycoderma với phân hữu cơ trong quá trình bón lót.

Biện pháp phòng trừ: Xử lý hạt giống bằng một trong các loại thuốc: Vicarben 50 WP, Rovral 750 WP, Thiram với liều lượng 3gam/1 kg hạt giống.

Sử dụng một trong các loại thuốc: Amistar 250SC, Validacin, Bonanza hay hỗn hợp các hoạt chất (Mandipropamid + Chlorothalonil)… phun 7 – 10 ngày/lần theo hướng dẫn trên bao bì.

 

Bệnh hại lá

 Triệu chứng: các bệnh đốm nâu, đốm đen và bệnh gỉ sắt là các bệnh phổ biến hại lá cây lạc.

 Biện pháp phòng trừ: Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Daconil; Anvil; Bayleton 0,1 – 0,3% hoặc zinhep 0,2%; phun lần 1 sau mọc 40 – 45 ngày, lần 2 cách lần một 15 – 20 ngày.

 

Bệnh héo xanh vi khuẩn

 

Bênh héo xanh vi khuẩn ở cây trồng

 

Biểu hiệu bệnh: lá non bị héo tái sau đó toàn bộ cây héo rũ và cuối cùng là khô héo. Mặc dù héo nhưng lá vẫn có màu xanh. Nếu cắt rễ và nhúng mặt cắt vào cốc nước thủy tinh sẽ thấy dịch vi khuẩn màu trắng sữa lan ra nước và làm đục nước.

Cách phòng trừ: sử dụng thuốc hóa học không đem lại hiệu quả cao. Cách tốt nhất là luân canh cây trồng, vệ sinh sạch sẽ tàn dư của vụ trước và sử dụng giống kháng bệnh.

 

Bênh mốc vàng ở cây

 

Biểu hiệu bệnh: Là loại nấm bệnh nhiễm vào lạc từ lúc trồng trên đồng ruộng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người sử dụng.

Cách phòng trừ:

Gieo trồng đúng vụ

Chăm sóc và trồng lạc đúng kĩ thuật.

Đảm bảo đủ nước tưới.

Phơi lạc sao cho độ ẩm nhỏ hơn 10% và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

 

6. Thu hoạch và bảo quản lạc

 

 

 

Thu hoạch lạc

  • Nên thu hoạch khi quả lạc già chiếm 80-85% tổng số quả trên cây là tốt nhất
  • Thu hoạch vào những ngày nắng ráo
  • Thu hoạch xong, nên tách quả và phơi khô luôn, tránh làm bệnh mốc vàng phát triển mạnh
  • Nếu chưa tách được quả cần chặt gốc dài khoảng 20-25cm và phơi cả gốc
  • Phơi đến khi nào tróc vỏ lụa khi vê lạc là được, hoặc sử dụng máy đo độ ẩm kiểm tra dưới 10% là đạt điều kiện cất trữ

 

Bảo quản hạt lạc

 

 

Sau khi phơi khô và sàng xảy sạch, cho lạc vào bao tải có lớp nilon và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Kiểm tra thường xuyên để tránh mối, mọt, nấm mốc.

Xem sự phát triển của cây lạc trong giai đoạn 7 ngày đầu tiên

Người chịu trách nhiệm: Bùi Mạnh Tuấn
Địa chỉ: Số 3 ngõ 210 Đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Điện Thoại: 02435627539.
Di Động: 0903559866. 0967559866. 0917559866.
Email: dogo24h@gmail.com
Số ĐKKD: 01E8018324/ UBND Quận Đống Đa cấp. Mã Số Thuế: 8357955391
Thời gian làm việc sáng: 8h00 - 13h, chiều: 14h - 20h. Tất cả các ngày trong tuần
(Bản đồ chỉ dẫn)